Skip to main content
Home
menu

Search form

  • Trang Chủ Columbia Asia
  • |
  • Tổng Quan
  • |
  • Tin Tức & Sự Kiện
  • |
  • Nghề Nghiệp
  • |
  • Liên Hệ
  • Trang Chủ
  • Bệnh Viện
    • Bình Dương
  • Chuyên Khoa
      • Chuyên Khoa Gây Mê
      • Chuyên Khoa Chỉnh Hình
      • Chuyên Khoa Tim Mạch
      • Chuyên Khoa Nha
      • Chuyên Khoa Da Liễu
      • Chuyên Khoa Tai Mũi Họng
      • Chuyên Khoa Nhi
      • Khoa Ngoại Tổng Quát
      • Chuyên Khoa Gan Mật
      • Khoa Nội Tổng Quát
      • Chuyên Khoa Nội Thần Kinh
      • Chuyên khoa Thận
      • Khoa Sản Phụ Khoa
      • Chuyên Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt
      • Chuyên Khoa mắt
      • Chuyên khoa ngoại ung bướu
      • Chuyên Khoa Phẫu Thuật Chấn Thương - Chỉnh Hình
      • Chuyên Khoa Ngoại Nhi
      • Phẫu Thuật Tái Tạo - Thẩm Mỹ
      • Chuyên Khoa Tâm Thần Kinh
      • Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh
      • Chuyên Khoa Tiết Niệu
  • Đặt Hẹn
  • Hướng Dẫn Bệnh Nhân
    • Quyền Của Bệnh Nhân
    • Trước Khi Nhập Viện
    • Thông Tin Dành Cho Bệnh Nhân Nội Trú
    • Hình Thức Thanh Toán
    • Đối Tác Bảo Hiểm
    • Danh Mục Kỹ Thuật
  • Bản Tin Sức Khỏe
  • Tổng Quan
    • About Columbia Asia Vietnam
  • Tin Tức
  • Sự Kiện
  • Nghề Nghiệp
    • Life At Columbia Asia
  • Liên Hệ
    • Chia sẻ
    • Thông tin liên lạc
Home > Vn > Ban Tin Suc Khoe > Hội chứng niệu đạo
Health Articles

Hội chứng niệu đạo

August 31, 2020

Niệu đạo là ống dẫn nước niểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới, niệu đạo cũng là ống dẫn tinh dịch trong quá trình xuất tinh. Hội chứng niệu đạo là một nhóm các triệu chứng xảy ra khi niệu đạo bị kích thích.
Khi niệu đạo bị kích thích sẽ gây sưng và lòng niệu đạo bị thu hẹp lại, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc tiểu tiện.
Các triệu chứng của hẹp niệu đạo tương tự như các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu và viêm niệu đạo. Tuy nhiên, nhiễm trùng là do vi khuẩn và virus, không phải là nguyên nhân gây ra hội chứng niệu đạo
Hội chứng niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ

  1. Triệu chứng
  • Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
  • Đau khi đi tiểu
  • Cảm thấy đột ngột muốn đi tiểu
  • Vẫn còn cảm giác mắc tiểu dù mới đi tiểu xong
  • Khó chịu hoặc đau ở bụng
  • Đau ở lưng dưới
  • Đau ở bộ phận sinh dục
  • Đau khi quan hệ tình dục
Nam giới mắc hội chứng niệu đạo cũng có thể bị chảy mủ từ dương vật và gặp các vấn đề liên quan đến chức năng tình dục, chẳng hạn như tinh hoàn bị sưng, đau khi xuất tinh và có máu trong tinh dịch
 
 
  1. Các yếu tố rủi ro
  Chưa có nghiên cứu cụ thể chỉ ra nguyên nhân của hội chứng niệu đạo. Tuy nhiên, một số tình trạng sức khỏe và các yếu tố môi trường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo như:
  • Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: các bệnh lây truyền qua đương tình dục có thể dẫn đến hội chứng niệu đạo như lậu, chlamydia, và mycoplasma bộ phận sinh dục
  • Thức ăn: các chất trong một số loại thực phẩm khi ở trong nước tiểu sẽ gây kích ứng niệu đạo. Các loại thực phẩm này bao gồm:
+ Thức ăn hoặc đồ uống có chứa caffein
+ Thức ăn cay, nóng
+ Rượu
  • Chất gây kích ứng: hóa chất trong xà phòng, sản phẩm vệ sinh cá nhân và thuốc tránh thai có thể gây kích ứng niệu đạo bao gồm:
+ Xà phòng thơm, sữa tắm
+ Dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc thụt rửa âm đạo
+ Sản phẩm vệ sinh phụ khoa
+ Gel tránh thai
+ bao cao su
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: sau khi bị nhiễm trùng, niệu đạo trở nên nhạy cảm hơn trong quá trình phục hồi khiến gia tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo
  • Quan hệ tình dục: quan hệ tình dục thô bạo có thể làm tổn thương niệu đạo, đặc biệt ở nữ giới. Trong trường hợp này, tình trạng viêm dẫn đến hội chứng niệu đạo là một phần của quá trình hồi phục tự nhiên
  • Các yếu tố rủi ro khác:
  • Quan hê tình dục không sử dụng bao cao su
  • Có tiển sử mắc bệnh lây qua đường tình dục
  • Nhiễm khuẩn ở bàng quang hoặc thận
  • Dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Các vấn đề về cấu tạo niệu đạo như niệu đạo hẹp
  • Phụ nữ sinh nhiều con có thể có nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo cao hơn
  • Sinh nở nhưng không cắt tầng sinh môn cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo
  1. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán có thể hơi khó khăn do triệu chứng của hội chứng niệu đạo khá giống với triệu chứng của nhiễm trùng tiểu, viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang. Vì thế, để chấn đoán chính xác thì Bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu sẽ loại trừ các nguy cơ bệnh lý khác và thăm khám thêm về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu trong đa số các trường hợp
 
  1. Điều trị
Đối với những người mắc hội chứng niệu đạo, nhiễm trùng tiểu hoặc nhiễm trùng khác thì sẽ được Bác sĩ kê đơn thuốc điều trị nhiễm trùng hoặc kháng sinh nếu nhiễm trùng do vi khuẩn.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được kê thêm thuốc giảm đau và viêm trong trường hợp cảm thấy đau buốt.
Nếu nguyên nhân gây nên được nghi ngờ là do xà phòng hoặc sản phẩm vệ sinh gây kích ứng thì người bệnh sẽ được đề nghị ngừng sử dụng và thay đổi sản phẩm mới. Trường hợp này có thể không cần điều trị y tế.
Bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn thay đổi chế độ ăn uống.
 
  1. Phòng ngừa
Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được hội chứng niệu đạo, tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng niệu đạo bằng cách:
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
  • Sử dụng sữa tắm không hương liệu, sữa tắm bồn tạo bọt và các sản phẩm vệ sinh
  • Hạn chế hoặc giảm uống rượu và caffein
  • Tránh ăn thức ăn cay

-------------------------
Chuyên khoa Tiết Niệu – Bệnh viện Columbia Asia Bình Dương
Chuyên cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị sâu rộng, hiệu quả cho các vấn đề bệnh lý về niệu khoa với kỹ thuật mới và chuyên môn cao
 
Follow us for latest Health Tips:
Theo dõi chúng tôi để biết các Mẹo Sức khỏe mới nhất:

Related Article

TIỂU KHÔNG TỰ CHỦ (TIỂU SÓN) – NỖI NIỀM CỦA CÁC CHỊ EM
ĐÁNH TAN CÁC LOẠI SỎI TIẾT NIỆU VỚI PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI TÁN SỎI LASER BẰNG ỐNG SOI MỀM
Sa tạng chậu - căn bệnh "khó nói" của phái nữ

Hỏi Chuyên Gia

(*) là những thông tin bắt buộc

Các Chuyên Khoa

  • Chuyên Khoa Gây Mê
  • |
  • Chuyên Khoa Chỉnh Hình
  • |
  • Chuyên Khoa Tim Mạch
  • |
  • Chuyên Khoa Nha
  • |
  • Chuyên Khoa Da Liễu
  • |
  • Chuyên Khoa Tai Mũi Họng
  • |
  • Khoa Nhi Tổng Quát
  • |
  • Khoa Ngoại Tổng Quát
  • |
  • Chuyên Khoa Gan Mật
  • |
  • Khoa Nội Tổng Quát
  • |
  • Chuyên khoa Thận
  • |
  • Chuyên Khoa Nội Thần Kinh
  • |
  • Khoa Sản Phụ Khoa
  • |
  • Chuyên Khoa Phẫu Thuật Hàm Mặt
  • |
  • Chuyên Khoa mắt
  • |
  • Chuyên khoa ngoại ung bướu
  • |
  • Chuyên Khoa Phẫu Thuật Chấn Thương - Chỉnh Hình
  • |
  • Chuyên Khoa Ngoại Nhi
  • |
  • Phẫu Thuật Tái Tạo - Thẩm Mỹ
  • |
  • Chuyên Khoa Tâm Thần Kinh
  • |
  • Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh
  • |
  • Chuyên Khoa Tiết Niệu
  • Tổng Quan
  • |
  • Đặt Hẹn Khám Bệnh
  • |
  • Nghề Nghiệp
  • |
  • Liên Hệ
Bản quyền © 2019 Columbia Asia giữ bàn quyền.
Bản quyền © 2020 Columbia Asia giữ bàn quyền
  • Qui định sử dụng
  • |
  • Cấu trúc trang
  • |
  • PDPD
Liên Hệ
Đặt Hẹn Khám Bệnh